Bệnh Eds Trên Gà Là Gì? Nhận Biết Và Phòng Bệnh Hiệu Quả

Tổng hợp thông tin chính giới thiệu về bệnh EDS trên gà

Bệnh EDS trên gà là nguyên nhân chính khiến gà giảm đẻ và số lượng trứng giảm đáng kể. Căn bệnh này làm cho các chủ nuôi khiếp sợ và liên tục tìm giải pháp khắc phục hiệu quả. Hãy cùng Betvisa theo dõi bài viết dưới đây ngay để biết cách phòng ngừa hội chứng giảm đẻ ở gà để tránh gây thiệt hại lớn về nguồn tài chính.

Một số thông tin chính về bệnh EDS trên gà

Hội chứng giảm đẻ trên gà (bệnh EDS: Egg Drop Syndrome) là bệnh truyền nhiễm làm ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng và chất lượng trứng. Mặc dù căn bệnh này không gây chết gà mái nhưng nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất trứng. Bệnh EDS khiến trứng gà để không đạt chuẩn, hình dạng trứng không ổn, mất màu vỏ trứng, vỏ mỏng,….

Hội chứng gà giảm đẻ do virus thuộc phân nhóm Adenovirus gây nên. Căn bệnh này tương đối bền trong cloroform và có khả năng chịu đựng rất tốt ở Hp từ 3 – 10. Thông thường sự lan truyền mầm bệnh giữa các con gà nuôi trong chuồng lồng khá chậm. Nhưng trong kiểu nuôi sàn thì mần bệnh virus Adenovirus lại phát rất nhanh.

Tổng hợp thông tin chính giới thiệu về bệnh EDS trên gà
Tổng hợp thông tin chính giới thiệu về bệnh EDS trên gà

Nguyên nhân gây xuất hiện hội chứng gà giảm đẻ

Bệnh Egg Drop Syndrome thường xảy ra ở giống gà đẻ trứng màu nâu. Có rất nhiều nguyên nhân khiến gà mắc bệnh EDS chủ nuôi cần lưu tâm:

  • Lây truyền dọc: Hội chứng gà giảm đẻ lây từ đàn bố mẹ sang đàn gà con thông qua trứng bị nhiễm bệnh
  • Lây truyền ngang: Nguyên nhân do lây mầm bệnh từ gà mắc bệnh EDS sang các con đường ăn uống, dụng cụ chăn nuôi hoặc dính phải phân của gà bệnh. Ngoài ra bệnh EDS trên gà có thể phát tán qua nhiệt độ môi trường, tập tính ấp trứng, ánh sáng, hiện tượng thay lông,….

Các triệu chứng bệnh EDS trên gà rõ nhất

Hội chứng giảm đẻ trên gà có thể ấp bệnh kéo dài từ 6 đến 12 tuần mới xuất hiện triệu chứng:

  • Phần vỏ trứng: Vỏ trứng bị đổi màu, vỏ mỏng có thể bị biến dạng, vỏ lụa. Bề mặt vỏ trứng mỏng, sở cảm giác sần sùi và có nhiều hạt lắng đọng loang lổ xuất hiện trên bề mặt.
  • Đặc điểm về phần lòng trắng loãng
  • Gà nhiễm bệnh EDS vẫn ăn uống bình thường, thậm chí khỏe mạnh. Tuy nhiên một số trường hợp đàn gà sẽ tiêu chảy và phần mào nhợt nhạt, dấu hiệu kén ăn, đi lại chậm chạp.
  • Bệnh EDS trên gà có thể thấy rõ triệu chứng tỷ lệ trứng giảm đáng kể. Tỷ lệ gà đẻ trứng có thể giảm 20 – 40%, một số trường hợp lên đến con số 50%. Về ước tính trung bình hao hụt lượng trứng khoảng 10 – 16 trứng/ 1 con.
  • Trong một số đàn gia cầm do kháng thể trước virus tiềm ẩn được kích hoạt. Lúc này các triệu chứng lâm sàng cũng như biểu hiện giảm trứng khác. Biểu hiện sản lượng trứng không đạt như dự đoán hoặc thời kỳ gà đẻ trứng bị trì hoãn.
Những triệu chứng dễ thấy khi gà mắc hội chứng giảm đẻ
Những triệu chứng dễ thấy khi gà mắc hội chứng giảm đẻ

Đặc điểm về bệnh tích của hội chứng giảm đẻ trên gà

Bệnh EDS trên gà chủ yếu để lại bệnh tích chủ yếu ở buồng trứng và ống dẫn trứng. 

  • Phần buồng trứng và ống dẫn trứng bị viêm, bị phù nhũ ở sau
  • Bộ phận trứng non không phát triển được, tế bào trứng mềm nhũn
  • Bệnh tích xuất hiện viêm tử cung và thủy thũng ở
  • Phần lách bị sưng to lên
  • Chủ nuôi có thể quan sát nhiều giai đoạn phát triển của trứng ngay trong xoang bụng

>>>Xem thêm: Gà Phoenix Tất Cả Những Thông Tin Sư Kê Cần Biết

Biện pháp phòng bệnh EDS trên gà mang lại hiệu quả kịp thời

Hiện nay trên thị trường vẫn chưa có thuốc đặc trị cho bệnh Egg Drop Syndrome. Mầm bệnh virus Adenovirus có khả năng lây qua trứng rất nhanh, nên bà con cần lưu ý. Dưới đây là một số biện pháp Betvisa chia sẻ giúp bà con phòng ngừa EDS.

Chọn và mua giống gà uy tín

Chủ nuôi lưu ý chọn và mua giống gà từ những cơ sở chất lượng, uy tín. Chọn gà con phải được chọn từ những đàn đã được tiêm phòng đầy đủ các bệnh lý. Bà con có thể điều tra và tìm hiểu trước gà có từng nhiễm virus Adenovirus chưa. Đồng thời khi đã chọn giống, bạn cần lưu ý đảm bảo vệ sinh phòng bệnh trong suốt quá vận chuyển.

Tiêm phòng bệnh cho đàn gà cưng

Người nuôi cần tiêm phòng cho những đàn gà để trứng trong độ tuổi từ 15 đến 16 tuần tuổi. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều dòng vaccine phòng bệnh EDS trên gà. Để ngừa hội chứng giảm đẻ bạn nên kết hợp tiêm phòng vaccine Newcastle, bệnh viêm phế quản truyền nhiễm và hội chứng giảm đẻ EDS.

Chủ nuôi cần tiêm phòng đầy đủ cho đàn gà để phòng bệnh EDS
Chủ nuôi cần tiêm phòng đầy đủ cho đàn gà để phòng bệnh EDS

Vệ sinh chuồng trại hàng ngày và khử trùng kỹ lưỡng

Để phòng ngừa bệnh EDS trên gà, bà con cần chú trọng vệ sinh chuồng trại hàng ngày. Thường xuyên cọ máng ăn, máng uống và khu vực ở của đàn gà. Trong 2 lần mỗi tuần phun thuốc sát trùng chuồng trại nhằm diệt các mầm bệnh.

Chú trọng chế độ ăn, uống của gà mái

Trong quá trình chăm sóc gà bạn cần chú trọng về chế độ dinh dưỡng và nguồn nước uống sạch. Bà con sung định kỳ các vitamin, thuốc bổ, tăng hàm lượng canxi vào khẩu phần ăn hàng ngày của gà. Đặc biệt chú ý chế độ dinh dưỡng của đàn gà đẻ trứng để tăng sản lượng trứng và chất lượng trứng.

Kết Luận

Trên đây là những thông tin chi tiết Betvisa giới thiệu về căn bệnh EDS trên gà. Phải nói hội chứng này làm giảm sản lượng và chất lượng trứng rất lớn. Bà con cần chú ý phòng ngừa và khắc phục kịp thời để tránh gây ảnh hưởng về kinh tế.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *